Không gian xanh trong nhà
Việc đưa cây xanh vào nội thất nhà phố rất quan trọng để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí. Cây xanh cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt,có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm. Nên tránh các loại cây thô nhám, xù xì, gai góc.
Bước chân vào nhà cũng như đang dạo chơi trong vườn cùng với chuối cảnh, cọ và dương xỉ. Tùy theo kiến trúc của ngôi nhà và và sở thích của gia chủ mà sẽ có những vị trí đặt cây xanh nhất định, xu hướng chung nên đặt cây xanh vào những vị trí nhiều ánh sáng, vị trí trống của ngôi nhà, những vị trí mà bạn muốn che khuất tầm nhìn, điểm nhấn trong ngôi nhà cần làm nổi bật…
Cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ
Với người Việt, khi mang cây xanh vào nhà đều có sự cân nhắc về ý mặt nghĩa của chúng. Ở những không gian đối ngoại như tiền sảnh, phòng ăn vào dịp lễ tiệc thường chọn đặt các cây có dáng cân đối, bề thế. Ví dụ chậu mai thế hay quất, đào ngày Tết, chậu phát tài đặt ở góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt đầu cầu thang đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi, đem lại điều tốt đẹp trong quan niệm của người Việt. Cần chú ý cây có sắc xanh, đỏ và vàng tượng trưng cho mùa xuân – hè, kích hoạt nguồn khí.
Cây đại đề cùng những bình cây treo với ánh sáng đèn đã biến góc chết gầm cầu thang thành một tiểu cảnh sinh động Ở ban công hay cửa sổ, nên dùng những loại cây treo và những chậu cây nhỏ để trên bờ tường. Có khi chỉ cần dùng một bồn cây hình chữ nhật trồng rau má kiểng, các giống cây cùng họ với trầu bà dễ sống. Bồn cây cảnh này có thể di chuyển nhiều vị trí khác nhau trong nhà do gọn và nhẹ. Trên thành cửa sổ, dùng những bình cắm cây cũng là một cách, những bình mộc mạc đem lại sự gần gũi với tự nhiên hơn. Trên sân thượng, những chậu cây xếp gần nhau sẽ tạo cảm giác giống như vườn cây nhỏ.
Với khu vực nhiều người đi lại như cầu thang, hành lang… bạn nên bố trí các cây nhỏ, ít gai nhọn, thân cành gọn không vướng víu như: Trúc nhật, trúc quân tử, hay một số cây bụi nhỏ khác không cản trở việc đi lại như hồng môn, đỏ môn, hoàng yến...
Với những không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc thiên về không gian tĩnh bạn nên bố trí các loại cây dung dị không nên quá sặc sỡ hay tưng bừng sắc hoa và nên bổ sung tính dương như: các loại cây xương rồng, các cây bonsai, những chậu cây lá sáng màu.
Trong khu vực phòng ăn và bếp bạn nên bố trí các loại cây gọn, tán nhỏ và có chức năng khử mùi như: dương xỉ, ngũ gia bì,… Trong khu vực đặt bàn ăn nên có những chậu hoa màu sắc tươi sáng, kích thích sự tiêu hóa như: tía tô cảnh, đỗ quyên…
Bố trí cây trong bếp
Với những không gian chuyển tiếp phía ngoài nhà thì việc bố trí cây xanh tùy theo ý thích của bạn vì khu vực này là nơi cây có thể tiếp xúc với điều kiện tự nhiên nên dễ sinh sống phát triển bình thường.
Không gian chuyển tiếp
Nếu bạn bố trí cây xanh trong nhà ở vị trí ít ánh sáng thì bạn có thể dùng đèn chiếu sáng cho cây. Loại đèn này phát ra ánh sáng giống ánh sáng mặt trời giúp cây sinh trưởng và quang hợp một cách bình thường.
Tư vấn: KTS Phạm Ngọc Long
Theo Thanh Niên
-
Tiểu cảnh sân vườn
Tiểu cảnh sân vườn
-
Nhà Công nghiệp
Nhà máy SaTo - Khu công nghiệp Thang Long Nhà máy Kangaroo - VP Nhà máy Ojitext - Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng
-
Phát triển bền vững với Khu công nghiệp Xanh
Trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo Ban quản lý Megastar Business Park, Kiến trúc sư Nguyễn Phú Đức, nói chuỗi dự án khu công nghiệp "xanh" này là sự kết hợp hợp các yếu tố con người, môi trường và công nghiệp, tạo một không gian xanh - sạch để mọi người làm việc và nghỉ ngơi trong đó.
-
Mảng xanh công nghiệp
Hình ảnh mảng xanh một số khu công nghiệp hiện đại
-
Hà tầng cây xanh
Dây leo mọc xen kẽ mặt tiền công trình ở Hà Nội, còn trong nhà có những khoảng vườn bình yên, không tốn công chăm sóc.
-
Nhà phố và biệt thự
Hiện nay, khá nhiều biệt thự và nhà phố chuộng kiểu cổng rào với màu trắng chủ đạo. Các thiết kế có hình thức đơn giản, ít “chông gai” hơn và hài hoà với kiểu dáng nhà.